Tám khoảnh khắc ấn tượng nhất trong chuyến thăm Hoa Kỳ của ĐGH Phanxicô   

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

 

Từ lúc đặt chân trên đất nước Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lôi kéo sự chú ý của quốc gia này. Cho dù đó là tuyên bố táo bạo của ngài về đời sống gia đình hay trong chiếc xe ngài di chuyển, thì chuyến đi đầu tiên của Đức Thánh Cha đến Hoa Kỳ tràn đầy ý nghĩa. Dưới đây là 8 khoảnh khắc ấn tượng nhất.

 

1. Chiếc Fiat

Khi đáp phi cơ xuống Hoa Thịnh Đố, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gây ngạc nhiên đối với nhiều người bằng cách bước lên chiếc Fiat 500L màu đen. Đó là một cử chỉ nhỏ, nhưng trong một thành phố, nơi mà các nhà lãnh đạo thường đi những chiếc xe sang trọng hay những chiếc SUV, cử chỉ này đã gây ấn tượng lớn đối với công chúng Mỹ.

 

2. Nhắc nhở quốc hội về “Kim luật”

Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra rất nhiều lý lẽ trong bài phát biểu trước Quốc hội. Nhưng chủ đề trung tâm bài phát biểu của ngài thanh lịch và tao nhã trong sự đơn giản của nó. Khi ngài nói về Kim luật, đã nhận được một tràng pháo tay nồng nhiệt và kéo dài hơn so với hầu như bất kỳ lúc nào khác trong bài phát biểu của mình.

 

“Chúng ta cần tránh sự cám dỗ phổ biến hiện nay: loại bỏ bất cứ thứ gì đem đến sự phiền toái. Chúng ta hãy nhớ kim luật này: “Những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng làm cho người ta như vậy.”

 

3. Tiếp xúc với một em bé

Trong khi ở Hoa Thịnh Đốn, một bé gái 5 tuổi có cha mẹ đang phải đối mặt với lệnh trục xuất đã vượt qua hang rào an ninh để gặp Đức Thánh Cha Phanxicô. Em đã đưa cho ngài một chiếc áo và một lá thư bày tỏ hy vọng rằng những người có hoàn cảnh như cha mẹ mình có thể được ở lại Hoa Kỳ.

 

4. Liên kết những vấn đề xã hội và môi trường 

Giống như bài phát biểu trước Quốc hội, Đức Thánh Cha đưa ra một loạt các vấn đề khi ngài phát biểu được Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc. Ông giải thích cách mà quan điểm của ngài đối với việc chăm sóc môi trường có liên quan đến vị trí của mình về các vấn đề xã hội.

 

“Sự bảo vệ môi trường và cuộc chiến chống lại nhu cầu loại trừ mà chúng ta thừa nhận rằng một quy luật luân lý bằng văn bản thành văn về tự thân bản chất con người, điều mà người ta kết luận sự khác biệt tự nhiên giữa người nam và người nữ, và sự tôn trọng tuyệt đối với sự sống trong tất cả các giai đoạn và chiều kích của nó.”

 

5. Viếng thăm Ground Zero   

Vào cuối của chuyến đi, Đức Thánh Cha ghi nhận rằng ngài đã vô cùng xúc động trước chuyến thăm của ngài tới đài Tưởng niệm 9/11. Trong lúc ở đó, ngài giải thích cái thiện cuối cùng sẽ thắng cái ác.

 

“Nơi của sự chết này cũng đã trở thành nơi của sự sống, nơi của những sự sống được cứu vớt, một bài thánh cho niềm vui chiến thắng của sự sống vượt lên trên những người chủ trương sự hủy diệt và chết chóc, sự lành vượt lên trên sự dữ, hòa giải và hiệp nhất vượt lên trên hận thù và chia rẽ.”

 

6. Những nhận xét về gia đình được ứng khẩu

Phát biểu tại Hội nghị Thế giới về Gia đình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có bài phát biểu ứng khẩu của ngài nhận xét về cuộc sống gia đình. Ông nói rằng gia đình cãi cọ nhau, nhưng họ tràn đầy yêu thương.

 

“Thiên Chúa có kế hoạch để tâm hồn của chúng ta cởi mở. Người thích những tâm hồn cởi mở. Nó đến từ Người. Nhưng các bạn biết điều gì Người thích nhất. Gõ cửa của những gia đình và tìm những gia đình biết yêu thương nhau. Các gia đình biết dưỡng dục con cái phát triển và giúp chúng tiến về phía trước.”

 

7. “Thiên Chúa rơi nước mắt” 

Trước khi phát biểu với các giám mục Hoa Kỳ tại Philadelphia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp 5 người sống sót của lạm dụng tình dục. Một số người phải gành chịu đau khổ dưới bàn tay của các linh mục, các thành viên khác trong gia đình hoặc thầy giáo. Ngài nói với các giám mục về trải nghiệm của mình.

 

“Nó tiếp tục làm cho tôi cảm thấy tràn ngập xấu hổ rằng những người được giao phó chăm sóc dịu dàng những trẻ em lại xâm phạm chúng và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho chúng. Tôi rất lấy làm hối tiếc. Thiên Chúa đã khóc.”

 

8. Chúc mừng các tù nhân từng người một

Khi Đức Thánh Cha đến một nhà tù lớn ở Philadelphia, ngài dành thời gian để chào đón tất cả các tù nhân từng người một. Trong bài phát biểu của mình, ngài nói đó là một ước lệ sai lầm mà mọi người không thể thay đổi.

 

“Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu, Đấng đã rửa chân của chúng ta. Người là ‘đường, là sự thật và là sự sống.’ Người đến để cứu chúng ta khỏi những ước lệ sai lầm để nói rằng không ai có thể thay đổi … Người muốn chúng ta tiếp tục đi theo con đường của cuộc đời, để nhận ra rằng chúng ta có một nhiệm vụ, và rằng sự giam cầm không phải là điều tương tự như loại trừ.”

 

Jos. Tú Nạc, NMS

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail